Đào tạo nghề gắn với sản phẩm chủ lực và nhu cầu của doanh nghiệp

Phó Chủ tịch Thường UBND tỉnh Nguyễn Thiện: Các cấp ngành tiếp tục quán triệt chính sách của T.Ư và của tỉnh đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT

Phó Chủ tịch Thường UBND tỉnh Nguyễn Thiện: Các cấp ngành tiếp tục quán triệt chính sách của T.Ư và của tỉnh đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT

Sáng 17/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh sơ kế 5 năm (2010-2014) thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả khảo sát, điều tra gần đây cho thấy: Toàn tỉnh hiện có 127.251 lao động nông thôn (LĐNT) có nhu cầu học nghề. Tính đến tháng 12/2014, toàn tỉnh hiện có 28 cơ sở dạy nghề, gồm: 2 trường cao đẳng nghề, 5 trường trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 4 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề.


 

Sau năm 5, toàn tỉnh có 31.822 người được học nghề theo Đề án 1956/QĐ-TTg, trong đó nhóm nghề phi nông nghiệp là 11.021 người (chiếm 35%), nhóm nghề nông nghiệp là 20.801người (chiếm 65%). Số lao động được đào tạo các nghề gắn với sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2010-2014 là 9.400 người, chiếm tỷ lệ gần 30% trong tổng số lao động đã được đào tạo. Trong 5 năm, các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo từ nguồn vốn của dự án, theo hợp đồng cung ứng cho các doanh nghiệp là 1.462 người.

Đào tạo nghề gắn với sản phẩm chủ lực và nhu cầu của doanh nghiệp

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trần Đình Gia: Một số hội viên nông dân chưa chú trọng học nghề, chưa xác định được cần học nghề gì để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu và phân tích một số tồn tại, hạn chế trong đào tạo nghề theo Đề án 1956/QĐ-TTg như: nhận thức về đào tạo nghề LĐNT của các cấp ngành và người lao động chưa thật sự đầy đủ; công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, số lượng chưa phản ánh đúng nhu cầu thực tế; quản lý nhà nước trong dạy nghề cho LĐNT tại một số ngành, địa phương còn hạn chế; việc giải quyết việc làm sau đào tạo gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các nghề phi nông nghiệp…

Đào tạo nghề gắn với sản phẩm chủ lực và nhu cầu của doanh nghiệp

Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh Nguyễn Văn Ngọc: Công tác phối hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách, định hướng nghề nghiệp đào tạo nghề cho LĐNT ở địa phương còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn e dè trong việc tiếp nhận LĐNT vào làm việc vì một số kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp chưa đáp ứng.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện ghi nhận, biểu dương những kết quả bước đầu trong công tác triển khai Đề án 1956 trong thời gian qua.

Đào tạo nghề gắn với sản phẩm chủ lực và nhu cầu của doanh nghiệp

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg

Phó Chủ tịch Thường UBND tỉnh đề nghị, thời gian tới, các cấp ngành tiếp tục quán triệt chính sách của T.Ư và của tỉnh đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT; tiếp tục khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề và tư vấn hướng nghiệp cho LĐNT. Đào tạo nghề gắn kết với sản phẩm chủ lực của tỉnh, của địa phương và nhu cầu của doanh nghiệp.

Các địa phương phải lựa chọn cơ sở đào tạo đủ điều kiện, chất lượng đào tạo để mở lớp đào tạo nghề cho người có nhu cầu học; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai, thực hiện dạy nghề cho LĐNT…


Tác giả bài viết: Nam Giang

Nguồn tin: Theo baohatinh.vn